logo-img

Thông báo

Bài học

Tin tức

Cấu trúc bài thi IELTS và thang điểm

Giáo dục
1660 17/10/2023 10:24:15

 

Cấu trúc bài thi IELTS

 

IELTS bao gồm bốn phần. Tất cả các thí sinh đều làm bài thi ListeningSpeaking như nhau. Nhưng bài thi ReadingWriting có 2 hình thức thi để thí sinh lựa chọn:

A. Học thuật (Academic) dành cho những ai có mục đích đi du học

B. Tổng quát (General Training) dành cho người có mục đích định cư hay làm việc ở nước ngoài.

 

Bài Test mẫu được xây dựng như sau

Listening (40 minutes)

Part 1: Questions 1-10

Part 2: Questions 11-20

Part 3: Questions 21-30

Part 4: Questions 31-40

Gap filling (10 minutes)

Multiple choices (10 minutes)

True or false (10 minutes)

Short answer (10 minutes)

Reading (60 minutes)

Reading passage 1: Questions 1-7

Reading passage 2: Questions 8-22

Reading passage 3: Questions 23-34

Reading passage 4: Questions 35-40

Gap filling (10 minutes)

Multiple choices (20 minutes)

True or false (20 minutes)

Short answer (10 minutes)

Writing (60 minutes)

Task 1:

Task 2:

Letter writing (20 minutes)

Essay writing topic (40 minutes)

Speaking (10-14 minutes)

Part 1:

Part 2:

Part 3:

Introduction & Interview (topic sport)

Long turn (Describe a person)

Discussion (topic hero and role models)

 

Listening

Bài thi IELTS (IELTS exam) phần nghe có 4 đoạn, diễn ra trong 40 phút với 40 câu hỏi. Trong một bài thi nghe có rất nhiều dạng khác nhau và mức độ khó sẽ tăng dần. Các thí sinh chỉ được nghe một lần, giữa các đoạn sẽ có khoảng nghỉ 10 giây. Cuối bài bạn sẽ có thêm 10 phút để ghi kết quả và kiểm tra lại đáp án một lần nữa.

-  Bài nghe 1: Là 1 cuộc nói chuyện, hỏi đáp giữa 2 người xoay quanh về các chủ đề diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.

-  Bài nghe 2: Bài nghe 2 của IELTS exam thường là đoạn độc thoại hướng dẫn hoặc giới thiệu của một người về 1 chủ đề quen thuộc.

-  Bài nghe 3: Mức độ sẽ khó hơn so với 2 bài nghe trước, đây là một cuộc đàm thoại giữa 3 đến 4 người xoay quanh về các chủ đề học thuật như khóa luận, giáo dục, đề tài nghiên cứu khoa học.

-  Bài nghe 4: Thường sẽ là một bài độc thoại sử dụng nhiều từ ngữ có tính học thuật cao, nên các thí sinh cần tập trung cao độ và vận dụng vốn từ vựng của mình để xâu chuỗi nội dung.

 

Reading
1/ Học thuật (Academic)
 
2/ Tổng quát (General Training)

Thời gian làm bài là 60 phút, gồm 3 đoạn văn, với 40 câu hỏi. Nội dung từng đoạn thường lấy từ tạp chí, sách, báo và viết theo dạng miêu tả, phân tích, diễn dịch…Ngoài ra, trong phần IELTS exam Reading sẽ có sự xuất hiện của đồ thị, biểu đồ hoặc hình minh họa.

Nếu trong bài đọc có sử dụng thuật ngữ chuyên môn thì bạn sẽ được cung cấp bảng ghi chú giúp giải thích rõ nghĩa của từ vựng khó.

 

Giống với đề thi IELTS học thuật, phần thi đọc dạng tổng quát cũng kéo dài 60 phút với 3 đoạn văn và 40 câu hỏi. Chủ đề bài đọc thường là các tình huống hàng ngày lấy từ sách, báo, quảng cáo,…dạng tả thật.

 

Writing
1/ Học thuật (Academic)
2/ Tổng quát (General Training)

Task 1: Thường sẽ yêu cầu thí sinh viết bài mô tả, giải thích tóm tắt đồ thị, sơ đồ, bản đồ, số liệu trên biểu đồ có sẵn. Trong IELTS exam đây là phần dễ ghi điểm nhất, nên các thí sinh nên cố gắng để lấy trọn điểm.

Task 2: Phần này là dạng bài tiểu luận, đưa ra quan điểm cá nhân, tranh luận về một vấn đề xã hội. Thí sinh nên lấy ví dụ cụ thể để làm rõ luận điểm của mình.

Task 1: Đề IELTS exam phần viết dạng tổng quát là viết thư xoay quanh vấn đề giải thích tình huống, hỏi hay tìm kiếm thông tin. Bức thư sẽ mang một trong 3 phong cách: thân mật, bình thường, trang trọng.

Task 2: Phần này sẽ tương tự như đề thi IELTS Writing dạng học thuật, thí sinh cũng sẽ viết bài tiểu luận  nêu rõ quan điểm, chính kiến bản thân về một sự việc hay vấn đề trong cuộc sống.

 

Speaking

Phần 1: 4 – 5 phút, thí sinh sẽ được hỏi các câu hỏi để giới thiệu bản thân, tên, tuổi, quê quán, công việc, sở thích, gia đình….

Phần 2: Trong đề thi IELTS, phần 2 sẽ khoảng 3 – 4 phút, thí sinh sẽ trình bày một chủ đề mà giám khảo đưa ra, bạn sẽ có 1 phút chuẩn bị trước và có thể ghi ra các ý chính mà mình cần nói để có thể nhìn lại khi quên.

Phần 3: 4 – 5 phút, ban giám khảo sẽ đặt ra một số câu hỏi liên quan đến chủ đề bạn đã nói trong phần 2.

 

Thang điểm IELTS

1. Thang điểm IELTS Reading & Listening (tối đa 9.0)

Listening (Academic & General training)
Correct answers
(Số câu trả lời đúng)
Band score
(Số điểm tương ứng)
Hệ số a
(Tương ứng một câu bao nhiêu điểm)
39 - 40
9.0
0.225
37- 38
8.5
0.223
35 - 36
8.0
0.222
33 - 34
7.5
0.220
30 - 32
7.0
0.218
27 - 29
6.5
0.224
23 - 26
6.0
0.231
20 - 22
5.5
0.25
16 - 19
5.0
0.263
13 - 15
4.5
0.3
10 - 12
4.0
0.33
7- 9
3.5
0.388
5 - 6
3.0
0.5
3 - 4
2.5
0,625

 

Reading (General training)
Correct answers
(Số câu trả lời đúng)
Band score
(Số điểm tương ứng)
Hệ số a
(Tương ứng một câu bao nhiêu điểm)
40
9.0
0.225
39
8.5
2.17
38
8.0
0.21
36 - 37
7.5
0.202
34 - 35
7.0
0.2
32 - 33
6.5
0.197
30 - 31
6.0
0.193
27 - 29
5.5
0.189
23 - 26
5.0
0.192
19 - 22
4.5
0.204
15 - 18
4.0
0.222
12 - 14
3.5
0.25
8 -11
3.0
0.272
5 - 7
2.5
0.357


Không có hệ số chính xác là 1 câu trả lời đúng sẽ được bao nhiêu điểm. Ví dụ nếu làm đúng 40 câu thì được 9 điểm (điểm cao nhất), suy ra hệ số a=9/40 = 0.225. Từ đó nếu làm đúng 22 câu thì điểm tương ứng là 22*0.225=4.95 làm tròn được 5, nhưng theo band điểm chuẩn thì 22 câu tương ứng 5.5 điểm. ví dụ khác nếu làm đúng 6 câu thì 6*0.225 = 1.35 làm tròn được 1.5. nhưng band điểm chuẩn lại 3.0.

Từ 2 ví dụ trên có thể thấy hệ số a (tương ứng mỗi câu bao nhiêu điểm) sẽ giảm dần theo số câu đúng và không cố định. Vậy cách tốt nhất là cho hệ thống đếm số câu đúng rồi so sánh với band điểm.

Ngoài ra nếu muốn xây dựng hệ thống chấm bài với hệ số a đồng bộ cho toàn bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm thì chọn a = 0.225. tương ứng mỗi câu đúng = 0.225đ.

2. Tiêu chí tính điểm của phần thi IELTS Writing

Đối với phần thi IELTS Writing thì không có cách chấm điểm cố định. Phần thi viết có 2 bài task 1 và task 2. Mỗi tiêu chí sẽ chiếm 25% số điểm của toàn bài thi IELTS Writing (ví dụ bài viết 10đ thì mỗi tiêu chí tương ứng 2.5đ).

  • Tiêu chí 1: Đáp ứng yêu cầu của đề bài (chiếm 25% số điểm = 2.5đ)
  • Tiêu chí 2: Tính gắn kết – Kết nối giữa các câu, đoạn văn (chiếm 25% số điểm = 2.5đ)
  • Tiêu chí 3: Vốn từ vựng (chiếm 25% số điểm = 2.5đ)
  • Tiêu chí 4: Sự chính xác và đa dạng về ngữ pháp (chiếm 25% số điểm = 2.5đ)

Sau khi tính điểm theo 4 tiêu chí xong hệ thống sẽ tổng hợp được điểm cho bài Task 1, tương tự như vậy đối với bài Task 2. Sau đó tính điểm số cuối cùng của phần thi Writing theo công thức sau. Điểm Writing = (Writing task 1 * 1/3) + (Writing task 2 * 2/3)

3. Tiêu chí tính điểm của phần thi IELTS Speaking

Ielts Speaking gồm 3 part. Hệ thống sẽ dựa trên những tiêu chí để cho điểm từng part như Ielts Writing.

Sau đó tính tiểm số cuối cùng của phần thi Writing theo công thức sau:

Điểm Speaking = (Speaking part 1 + Speaking part 2 + Speaking part 3)/3

4. Cách tính điểm Overall (điểm toàn bộ bài thi)

Thang điểm IELTS trên bảng kết quả của thí sinh sẽ thể hiện điểm của từng kỹ năng thi cùng với điểm overall. Phần điểm tổng sẽ được tính dựa trên điểm trung bình cộng của 4 kỹ năng.

 

IELTS score = (Tổng điểm 4 kĩ năng)/4

 

Điểm tổng của 4 kỹ năng sẽ được làm tròn số theo quy ước chung như sau:

♦ Nếu 0.0 < IELTS score < 0.25, điểm sẽ được làm tròn xuống. 

Listening Reading Speaking Writing IELTS score Overall
8.5 9.0 7.5 7.5 (8.5+9.0+7.5+7.5)/4=8.125 8.0


♦ Nếu 0.25 < IELTS score < 0.5, điểm sẽ được làm tròn lên mức 0.5. 

Listening Reading Speaking Writing IELTS score Overall
6.5 6.5 7.0 5.0 (6.5+6.5+7.0+5.0)/4=6.25 6.5


♦ Nếu 0.5 < IELTS score < 0.75, điểm sẽ được làm tròn xuống mức 0.5. 

Listening Reading Speaking Writing IELTS score Overall
7.0 7.0 7.0 5.5 (7.0+7.0+7.0+5.5)/4=6.625 6.5


♦ Nếu 0.75 < IELTS score < 1.0, điểm sẽ được làm tròn lên số nguyên tiếp theo. 
 

Listening Reading Speaking Writing IELTS score Overall
7.0 7.0 7.5 5.5 (7.0+7.0+7.5+5.5)/4=6.75 7.0


Đánh giá về thang điểm IELTS
 

BAND DESCRIPTION

9

Expert user: Has fully operational command of the language: appropriate, accurate and fluent with complete understanding.

Thông thạo: Hoàn toàn đạt yêu cầu sử dụng ngôn ngữ: phù hợp, chính xác và trôi chảy với khả năng thông hiểu hoàn chỉnh.

8

Very good user: as fully operational command of the language with only occasional unsystematic inaccuracies and Inappropriacies. Misunderstandings may occur in unfamiliar situations. Handles complex detailed argumentation well.

Rất tốt: Hầu như hoàn toàn đạt yêu cầu sử dụng ngôn ngữ, chỉ với vài lỗi thiếu chính xác và chưa phù hợp – không mang tính hệ thống. Lỗi hiểu sai có thể xuất hiện trong những tình huống lạ. Vận dụng tốt khả năng tranh luận chi tiết và phức tạp.

7

Good user: Has operational command of the language despite some Inaccuracies, inappropriacies and misunderstandings. Generally handles complex language well and understands detailed reasoning.

Tốt: Đạt yêu cầu sử dụng ngôn ngữ trừ một số lỗi thiếu chính xác, chưa phù hợp và lỗi hiểu sai. Nhìn chung vận dụng tốt ngôn ngữ phức tạp và hiểu lập luận chi tiết.

6

Competent user: Has generally effective command of the language despite some inaccuracies, inappropriacies, and misunderstandings. Can use and understand fairly 6. complex language, particularly in familiar situations.

Khá: Nhìn chung đạt yêu cầu sử dụng ngôn ngữ hiệu quả trừ một số lỗi thiếu chính xác, chưa phù hợp và lỗi hiểu sai. Có thể sử dụng và hiểu tương đối tốt ngôn ngữ phức hợp. nhất là trong các tình huống quen thuộc.

5

Modest user: Has partial command of the language, coping with overall meaning in most situations, though is likely to make many mistakes. Should be able to handle basic communication in own field.

Trung bình: Phần nào đạt yêu cầu sử dụng ngôn ngữ, nắm được nghĩa chung trong hầu hết các tình huống, mặc dù còn phạm nhiều lỗi. Có khả năng vận dụng kỹ năng giao tiếp cơ bản trong phạm vi cụ thể.

4

Limited user: Basic competence is limited to familiar situations, though is likely to make many mistakes. Should be able to handle basic communication in own field.

Hạn chế: Kỹ năng chấp nhận được trong những tình huống quen thuộc, mặc dù còn phạm nhiều lỗi. Có khả năng vận dụng kĩ năng giao tiếp cơ bản trong phạm vi cụ thể.

3

Extremely limited user: Conveys and understands only general meaning in very familiar 3 situations. Frequent breakdowns in communication occur.

Rất hạn chế: Chỉ có thể truyền đạt và thông hiểu nghĩa chung trong các tình huống hết sức quen thuộc. Liên tiếp mắc lỗi trong giao tiếp.

2

Intermittent user: No real communication is possible except for the most basic information using isolated words or short formulae in familiar situations and to meet immediate needs. Has great difficulty understanding spoken and written English.

Kém: Không thực sự có kỹ năng giao tiếp, trừ với những thông tin cơ bản nhất, sử dụng những từ ngữ khó hiểu hoặc theo cách cụt lủn trong các tình huống quen thuộc, chỉ để đáp ứng nhu cầu tức thời. Gặp khó khăn trong việc thông hiểu tiếng Anh nói và viết.

1

Non user: Essentially has no ability to use the language beyond possibly a few isolated words.

Không có khả năng: Không có khả năng sử dụng ngôn ngữ, ngoài việc dùng vài từ nghèo nàn.

0

Did not attempt the test: No assessable information provided.

Bỏ thi: Không có cơ sở gì để đánh giá.


Bạn học có thể dễ dàng đạt kết quả cao trong các kì thi với các khóa học và thi thử dưới đây:
 

NỘI DUNG KHÓA HỌC

VOCABULARY GRAMMAR
Hơn 30 chủ đề từ vựng thông dụng trong đời sống và học tập. Hơn 20 chuyên đề ngữ pháp từ cơ bản đến nâng cao.

 

PRONUNCIATION SKILLS
Kĩ thuật phát âm trong từ và câu tiếng Anh. Hệ thống bài tập 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết bám sát đề thi IELTS.

 

 THI THỬ IELTS Hệ thống thi thử thông minh, giúp người học tự đánh giá năng lực để chủ động đăng kí thi IELTS chính thức hiệu quả.

 

Dễ dàng đạt được IELTS 6.5+  chỉ trong 1 khóa học từ A đến Z
đến từ IELTS VMIED

BẮT ĐẦU HỌC NÀO!

Register ZALO