logo-img

Thông báo

Bài học

Dạng đề thứ 2 - TRỌNG ÂM

Dạng đề thứ 2 - TRỌNG ÂM

course-meta
Người học

Tổng lượt xem

321

Bình luận

0

Ngày đăng bài

11/11/22 11:09:41

Mô tả

Dạng đề thứ 2 - TRỌNG ÂM

 

Dạng bài trọng âm

Dạng bài này gồm có 2 câu: 1 câu kiểm tra kiến thức về trọng âm với từ hai âm tiết và 1 câu về trọng âm của hậu tố/đuôi, tiền tố, từ ghép, từ ba âm tiết trở lên.

Để làm dạng câu hỏi này, chúng ta cần phải nắm được các quy tắc nhấn trọng âm sau:

- Trọng âm không bao giờ rơi vào âm /ə/hoặc là âm /əʊ/. Nếu như trong một từ có chứa cả hai loại âm là /ə/ và /əʊ/ thì trọng âm rơi vào phần có chứa âm /əʊ/.

- Trọng âm thường rơi vào nguyên âm dài hoặc nguyên âm đôi hoặc âm cuối khi nó kết thúc với nhiều hơn một phụ âm.

- Nếu tất cả các âm mà ngắn hết thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.

- Hậu tố/ đuôi sau nhận trọng âm: -eer, -ee, -oo, -oon, -ese, -ette, -esque, -ade, -mental, -nental, -ain

- Hậu tố/ đuôi sau làm trọng âm rơi vào trước nó: -ion, -ic, -ial, -ive, -ible, -ity, -ian, -ish, -ious, -eous

- Hậu tố/ đuôi sau làm trọng âm dịch chuyển ba âm tính từ cuối lên: -y, -ce, -ate, -ise /-ize, -ism / izm

- Hậu tố sau không ảnh hưởng đến trọng âm của từ: -ful, -er, -or, -ist, -ous, -ly, -hood, -ship, -ment, -al, -less, -ness, -ure, -age, -ledge, -ing, -ed, -able, -ant /-ent, -dom, ...

- Tiền tố không ảnh hưởng đến trọng âm của từ.

- Với danh từ và tính từ hai âm tiết thì trọng âm thường rơi vào âm tiết đầu, còn động từ và trạng từ hai âm tiết thì trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ hai.

Ví dụ:

Question 3:    A. carry                         B. remove                     C. protect                      D. consist

(Trích ra từ mã đề 407 – đề thi THPT Quốc Gia 2019)


♦ Ta có:

A. carry /ˈkær.i/: từ này có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất. Vì theo quy tắc nếu tất cả các âm mà ngắn hết thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất.
B. remove /rɪˈmuːv/: từ này có trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai. Vì theo quy tắc trọng âm ưu tiên rơi vào nguyên âm dài /u:/.
C. protect /prəˈtekt/: từ này có trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai. Vì theo quy tắc trọng âm ưu tiên rơi vào âm cuối khi nó kết thúc với nhiều hơn một phụ âm.
D. consist /kənˈsɪst/: từ này có trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai. Vì theo quy tắc trọng âm không rơi vào âm /ə/.
→ Phương án A trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất, các phương án còn lại trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai.

Ví dụ:

Question 9:    A. sympathy                 B. poverty                     C. equipment                D. character

(Trích ra từ mã đề 401 – đề thi THPT Quốc Gia 2018)


♦ Ta có:

A. sympathy /ˈsɪmpəθi/: từ này có trọng âm rơi vào âm tiết đầu tiên. Vì theo quy tắc, đuôi –y làm trọng âm dịch chuyển ba âm tính từ dưới lên.
B. poverty /ˈpɒvəti/: từ này có trọng âm rơi vào âm tiết đầu tiên. Vì theo quy tắc, đuôi –y làm trọng âm dịch chuyển ba âm tính từ dưới lên.
C. equipment /ɪˈkwɪpmənt/: từ này có trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai. Vì theo quy tắc, đuôi –ment không ảnh hưởng đến trọng âm của từ. Khi đó sẽ xét “equip” với chức năng là một động từ, do đó theo quy tắc thì động từ thường có trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai.
D. character /ˈkerəktɚ/: từ này có trọng âm rơi vào âm tiết đầu tiên. Vì theo quy tắc, trọng âm không bao giờ rơi vào nguyên âm /ə/.
→ Đáp án C có trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai, các đáp án còn lại có trọng âm rơi vào âm tiết đầu.

Bài học

Đánh giá người dùng

0

0 Ratings
0%
0%
0%
0%
0%
image not found
Dạng đề thứ 2 - TRỌNG ÂM
  • Bài học
    0
  • Lượt xem
    321
  • Bình luận
    0
  • Đánh giá
  • Ngày
    11/11/2022 11:41:09
Register ZALO